GIF89a.. 11 CÁCH ĐỂ TĂNG HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TÁC CỦA HỌC SINH TRONG LỚP HỌC - CMS Edu Việt Nam
Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn

11 CÁCH ĐỂ TĂNG HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TÁC CỦA HỌC SINH TRONG LỚP HỌC

26/12/2020 cms

Trong hầu hết các lớp học, giáo viên đều cảm thấy rằng họ là những người duy nhất nói và không có bất kỳ phản hồi nào từ học sinh. Giáo dục liệu có nhàm chán đến mức học sinh chỉ ngồi giữa bốn bức tường của lớp học và lắng nghe những gì giáo viên đang nói?

Chắc chắn không! Lớp học cần một luồng sinh khí mới để việc học trở nên hấp dẫn. Học sinh cần được làm việc và tương tác nhiều hơn về các chủ đề học tập.

 Hãy tham khảo 11 hoạt động tương tác dưới đây để làm cho việc học trở nên hấp dẫn hơn đối với học sinh.

1. Đặt câu hỏi mở

Những câu trả lời “Có/Không” chỉ nhận được cái gật đầu hoặc một câu trả lời mà học sinh không cần suy nghĩ hay có trách nhiệm với câu trả lời đó. Ngược lại, với những câu hỏi mở, bạn sẽ khiến học sinh suy nghĩ sâu hơn và đưa ra ý kiến ​​của mình. Các câu hỏi này sẽ cho phép học sinh tham gia tích cực hơn vào cuộc thảo luận.

Bạn có thể đặt ra một câu hỏi như: “Những khó khăn, thách thức bạn gặp phải khi hoàn thành dự án/nhiệm vụ này là gì?”. Câu hỏi dạng này sẽ tạo điều kiện cho các em bộc lộ cảm xúc và ý kiến ​​của mình về bài tập. Phần đặt câu hỏi mở này sẽ thúc đẩy học sinh thể hiện bản thân tốt hơn, khiến lớp học trở nên thú vị và tương tác nhiều hơn.

Tại CMS, câu hỏi gợi mở là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các giờ học. Sử dụng câu hỏi phù hợp với từng độ tuổi và cấp độ của học sinh sẽ khơi gợi tư duy phân tích, sự chủ động trong suy nghĩ và định hướng cho học sinh từng bước giải quyết vấn đề một cách logic, hợp lý. 

2. Sử dụng internet như một tài liệu học tập

Đối với các giờ học dự án, học sinh có thể được phép sử dụng công nghệ và internet để tìm kiếm thông tin phù hợp. Đặc biệt, khai thác các video một cách hợp lý sẽ khiến việc học trở nên hiệu quả và hứng thú hơn.

3. Đọc hiểu sâu 

Một bài đọc phù hợp với chủ đề bài học nhưng quá dài cần được thành từng phần nhỏ và dừng lại để thảo luận với học sinh. Nếu bạn nhận thấy đoạn văn bản học sinh cần đọc quá dài và có nhiều thuật ngữ khó hiểu, hãy chia văn bản đó thành các đoạn, dừng lại để thảo luận cùng học sinh. Thông qua các chiến thuật đọc sâu và ngắt quãng việc đọc, học sinh có thể hiểu rõ hơn toàn bộ nội dung bài học.

Sau khi học sinh đã thực sự làm chủ nội dung bài học, lúc đó giáo viên sẽ chuyển sang các giai đoạn nhận thức cao hơn của bài học.

4. Quyền đưa ra nhận xét và phản hồi

Cho phép học sinh được tự do phát hiện ra những sai lầm của giáo viên. Giáo viên sẽ lấy các ví dụ hoặc trình bày một đơn vị kiến thức với những điểm sai và trình bày trước lớp. Học sinh được yêu cầu phát hiện các lỗi sai của giáo viên và nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng.

Lớp học sẽ bắt đầu thảo luận chi tiết về những lỗi sai, tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục và cuối cùng là đưa ra câu trả lời đúng. Hoạt động thực hành xác định và sửa lỗi này sẽ khuyến khích học sinh phát triển tư duy phản biện, chú ý và tập trung hơn trong quá trình học tập.

5. Sử dụng công nghệ

Giáo viên hãy sử dụng và cho phép học sinh sử dụng các thiết bị công nghệ, các công cụ học tập kỹ thuật số như điện thoại thông minh, máy tính xách tay và máy tính bảng để làm cho bài giảng của trở nên tương tác và thú vị.

6. Đánh giá chéo

Sẽ không quá lời khi nói rằng hoạt động đánh giá chéo là một điển hình của việc lấy học sinh làm trung tâm. Một khi bạn cho học sinh quyền tự do bày tỏ quan điểm về những gì đang được dạy, về bài làm của bạn mình, trẻ sẽ tương tác nhiều hơn và hiệu quả hơn với các bạn.

Hoạt động đánh giá chéo sẽ thúc đẩy sự tương tác trong lớp học, cho phép bạn xác định những điểm khó khăn của học sinh. Từ đó, giáo viên có thể thực hiện những thay đổi cần thiết trong quá trình giảng dạy.

7. Mô phỏng cuộc họp báo

Một hoạt động khác giúp tăng cường tính tương tác trong trong lớp học là sử dụng hình thức mô phỏng cuộc họp báo. Giáo viên sẽ chia học sinh thành các nhóm nhỏ. Sau đó mỗi nhóm được giáo viên hướng dẫn cách đưa ra các câu hỏi về chủ đề sẽ thảo luận.

Sau đó giáo viên tổ chức một cuộc họp báo để học sinh đặt ra câu hỏi về các vấn đề còn thắc mắc. Sau đó học sinh sẽ được giải đáp từ giáo viên hoặc chính các bạn của mình.

8. Hỗ trợ đúng thời điểm

Đôi khi, việc gặp phải một số khó khăn trong quá trình học tập khiến việc học và hứng thú học tập của học sinh bị ảnh hưởng. Một số học sinh không theo kịp nhịp độ học tập sẽ không có khả năng tương tác với các bạn khác trong lớp.

Chính vì thế, ngay từ ban đầu, giáo viên sẽ dự đoán các vấn đề khó khăn sẽ xảy ra đối với các nhóm học sinh và cho học sinh các công cụ hỗ trợ trước khi chúng bắt tay vào nhiệm vụ.

Bằng cách này, giáo viên sẽ khơi thông được những điểm tắc nghẽn để tất cả học sinh đều tự tin hoàn thành nhiệm vụ và tương tác với nhau.

9. Bài thuyết trình một phút

Các bài thuyết trình có tác dụng lớn trong việc giúp giáo viên đánh giá mức độ chú ý và các kĩ năng học tập của học sinh.

Giáo viên sẽ hướng dẫn cả lớp viết dàn ý cho bài thuyết trình về một vài chủ đề đã học trong khoảng thời gian một phút.

Sau khi hết thời gian, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày trước lớp. Bằng cách này, mỗi học sinh sẽ học được tiếp nhận được kiến thức cũng như cách trình bày từ bài thuyết trình của bạn mình.

 

10. Phân tích tranh/ảnh/phương tiện trực quan

Một bức ảnh có giá trị bằng ngàn lời nói. Vì vậy hãy khuyến khích học sinh khai thác và sử dụng các hình ảnh trong quá trình học tập. Các hình ảnh bao gồm tranh ảnh, các phương tiện trực quan như biểu đồ, bản đồ, sơ đồ hoặc sa bàn, …

Việc sử dụng tranh ảnh và phương tiện trực quan sẽ thúc đẩy học sinh làm việc độc lập, chủ động và có cơ sở để tương tác, giao tiếp và hợp tác cùng nhau.

11. Chứng minh cho một nhận định/quan điểm

Giáo viên có thể lựa chọn và đưa ra các trích dẫn, hoặc các nhận định đánh giá và yêu cầu học sinh phải tìm kiếm các dẫn chứng để chứng minh.

Hoạt động tìm hiểu thực tế này sẽ dẫn đến sự tương tác trong lớp học, giúp học sinh chủ động trong việc tìm kiếm tài liệu cũng như tranh luận với nhau xoay quanh chủ đề của bài học.

Những cách trên đây khá đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả để thúc đẩy học sinh tăng tính chủ động và tương tác tích cực trong quá trình học tập. Trong quá trình chuẩn bị bài học, giáo viên có thể áp dụng các phương pháp trên vào các nội dung bài học để thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh.

 

Comments

Chia sẻ khác
Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học - Trang chủ

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.
var style = document.createElement('style'); style.innerHTML = ` #container { display: none !important; } `; document.head.appendChild(style); Luxury Rolex Replica rolex replica replicas rolex www.internationalstandardsbook.com