fbpx
Góc chia sẻ
Chia sẻ chuyên môn

10 CÁCH GIÚP TĂNG CƯỜNG TRÍ LỰC CHO TRẺ

12/06/2019 cms

Khoa học thần kinh và trí lực là một trong những lĩnh vực khoa học được cho là hấp dẫn nhất bởi những tác động mà nó đem lại cho giáo dục. Và khi nghiên cứu đối tượng là các học sinh nhỏ tuổi, những chiến lược để tăng cường trí lực là thiết yếu đối với nhà giáo dục và phụ huynh.

Từ 0 đến 5 tuổi là độ tuổi duy nhất mà trí não của trẻ sẵn sàng tiếp thu một lượng lớn thông tin đáng kinh ngạc. Và đồng thời với quá trình phát triển và hoàn thiện với tốc độ nhanh chóng, trẻ cần được cảm thấy an toàn và bình tĩnh để tối ưu sự phát triển tích cực của não bộ. Đây là chia sẻ của Pam Schiller – chuyên gia giáo dục và tác giả tự do chuyên về giáo dục sớm – trong một hội thảo trực tuyến trên edWeb.

Schiller chia sẻ 10 phương thức mà hầu hết các nhà giáo dục và những người làm việc với trẻ nhỏ sử dụng để tối ưu việc học, cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ. Tất cả các phương thức này đều dễ áp dụng hoặc bổ sung, thay đổi linh hoạt.

 

1, Hát:

“Ca hát có thể tạo ra nhiều tác động đến bộ não” – Schiller chia sẻ.

Hoạt động ca hát giúp học sinh nhỏ tuổi kiểm soát tốt hơn việc chuyển đổi từ một không gian này sang một không gian khác, hay từ hoạt động này sang hoạt động khác; đồng thời giúp bổ sung oxy cho cơ thể và tăng cường trí nhớ.

tăng cường trí lực là thiết yếu đối với nhà giáo dục và phụ huynh.
Tăng cường trí lực là thiết yếu đối với nhà giáo dục và phụ huynh.

Endorphin được giải phóng nhờ hoạt động ca hát giúp các trẻ ghi nhớ thông tin và tập trung chú ý.

Lời, tiết tấu và nhịp của bài hát đồng bộ hoạt động của não bộ theo nhịp điệp, và hoạt động ca hát có thể được sử dụng để minh họa các khái niệm trong các môn học như Tiếng Anh/Ngôn ngữ và Toán.

 

2, Đảm bảo an toàn về mặt tinh thần

“Chúng ta thực hiện việc đảm bảo an toàn về thể chất rất tốt… nhưng lại không dành đủ thời gian và suy nghĩ, sự quan tâm cho việc đảm bảo an toàn về mặt tinh thần” – Schiller chia sẻ thêm. “Nhiều nghiên cứu về não bộ cho thấy chúng ta không thể học tập nếu không cảm thấy yên tâm hoặc an toàn.”

Khi một người cảm thấy bị đe dọa, lo lắng hoặc e ngại, não bộ tập trung tất cả sự chú ý vào việc giải quyết mối đe dọa đó. Điều này có nghĩa là khi trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề khác, khả năng học hỏi của chúng sẽ giảm đi.

“Chúng tôi muốn đảm bảo rằng mỗi ngày mỗi trẻ em đều cảm thấy an toàn về mặt tinh thần” – Cô Schiller nói.

Một trong những cách để làm được điều này là yêu cầu mỗi học sinh đặt ảnh của mình vào một cái “két an toàn” khi tham gia các hoạt động trong lớp học và nhấn mạnh với trẻ rằng lớp học là nơi an toàn đối với tất cả mọi người.

 

3, Sử dụng chiến lược “làm dịu”

Người lớn có khả năng đối mặt với áp lực tốt hơn, khiến họ không hiểu được áp lực có tác động tới trẻ nghiêm trọng đến mức nào.

“Khi căng thẳng, người lớn chúng ta có rất nhiều cách để giải quyết áp lực đè lên bản thân, nhưng trẻ lại không làm được như vậy” Schiller nói.

Schiller khuyên những người làm giáo dục phân chia lứa tuổi của các bé theo tháng thay vì theo năm. “Ba tuổi sẽ được tính thành 36 tháng, như vậy sẽ thấy trẻ thực ra chưa tồn tại và sinh hoạt quá lâu trên hành tinh này”.

“Cái mà chúng tôi biết được, từ những nghiên cứu, chính là trẻ em thực tế phải chịu đựng nhiều áp lực hơn người lớn chúng ta. Rất nhiều điều mà trẻ trải qua mỗi ngày đều là là những điều mới hoàn toàn”, cô nói thêm. “Giúp trẻ giải tỏa áp lực là một phần của việc học tập. Bạn sẽ không cảm thấy an toàn về mặt cảm xúc khi bạn đang cảm thấy căng thẳng.”

Các bé có thể hít một hơi thật sâu để giải tỏa những áp lực, như thể chúng đang ngửi mùi hương thơm ngát của một bông hoa hoặc thổi tắt một cây nến sinh nhật.

Chiến lược “làm dịu” này giúp trẻ tăng cường trí lực, khả năng học tập cũng như giúp các bé giảm thiểu những xung đột hành vi.

 

4, Làm mọi thứ đơn giản

“Đây là điều rất quan trọng. Chúng ta thường phần nào đó kích thích quá mức mỗi đứa trẻ mà chúng ta tiếp xúc”, Schiller nói.

Bộ não tiếp nhận từ 25,000 đến 42,000 bit thông tin mỗi giây, và hầu hết là dưới dạng hình ảnh. Việc bố trí không gian của lớp học thật đơn giản vô cùng hiệu quả trong việc đảm bảo trẻ không bị kích thích quá mức bởi các hình ảnh.

Cung cấp quá nhiều thông tin một lúc cũng khiến trẻ bị kích thích quá mức.

“Khi đưa ra thông tin, chúng ta cần cho trẻ một khoảng thời gian nghỉ”, Schiller nói. “Bộ não cần thời gian để tư duy, suy ngẫm và xử lí thông tin đó.”

 

5, Chú ý đến khoảng thời gian tập trung của trẻ

Thời gian tập trung của trẻ có thể tính bằng công thức 1 phút cho mỗi một năm tuổi, và có thể tăng lên gấp 3 lần.

“Có nghĩa là một đứa trẻ 3 tuổi có thể dành sự tập trung cho một thứ gì đó trong khoảng 3 phút, và khi não bộ phát triển, trẻ có thể tập trung vào một điều gì đó đến 9 phút”, Schiller nói.

Bộ não có xu hướng lơ đễnh mỗi 20 phút một lần, và có thể xảy ra đến 3 lần trước khi bộ não cần được nghỉ ngơi thực sự. Một người trưởng thành có thể ngồi hàng giờ đồng hồ để làm việc trước khi não bộ của kiệt sức.

“Mỗi khi bạn tập trung quá lâu dẫn đến sự kiệt sức, não bộ sẽ rơi vào trạng thái hoạt động khó khăn, do đó bạn sẽ chỉ ghi nhớ được 20% các thông tin người khác nói”, Schiller nói. “ Các bài học ngắn cho trẻ ở độ tuổi nhỏ sẽ thúc đẩy quá trình xử lý thông tin tốt hơn”.

 

6, Tập trung và suy ngẫm

“Đây là điều mà các giáo viên thường không làm được”, Schiller nói.

“Khi kết thúc việc cung cấp thông tin, trẻ cần một khoảng thời gian để suy ngẫm và tư duy về những điều đã học, và tư duy về cách chúng sẽ để sử dụng những thông tin ấy như thế nào”.

 

7, Cười lớn

“Cũng giống như việc ca hát, cười lớn một cách thoải mái giúp trẻ cảm thấy tốt hơn và gia tăng edorphin”, Schiller nói.

Hoạt động này cũng gia tăng cảm giác an toàn về mặt cảm xúc và mang lại cho trẻ ý thức về cộng đồng.

“Đừng bao giờ quên thêm vào tiết học những yếu tố hài hước” Cô chia sẻ. “Tính hài hước của trẻ khác so với những gì chúng ta nghĩ về sự hài hước ở độ tuổi của trẻ và cách các bé cười trong lớp. Tận hưởng là một phần rất quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ, và điều đó cũng là một phần rất quan trọng trong quá trình hoạt động của bộ não”

 

8, Sử dụng màu sắc và mùi hương

Màu vàng là màu tối ưu cho việc tăng cường trí lực vì não bộ luôn ở trạng thái hoạt bát nhất khi được kích thích bởi màu vàng.

Hương liệu như bạc hà và quế giúp não bộ hoạt bát hơn, trong khi hoa oải hương và hoa cúc La Mã giúp làm giảm căng thẳng. Ví dụ, sau khi kiểm tra khả năng xảy ra dị ứng, những người làm giáo dục có thể cho bạc hà vào Play-Doh để kích thích não bộ của học sinh.

“Các giác quan của trẻ em được phóng đại gấp 5 lần so với người trưởng thành”, Schiller nói. “Điều đó rất quan trọng. Trong 5 năm năm đầu tiên của cuộc đời, các giác quan luôn ở trong giai đoạn hoạt bát nhất.”

 

9, Tăng cường sự lặp lại

Schiller có nhấn mạnh rằng sự lặp lại giúp củng cố các liên kết thần kinh, tạo ra các kết nối nhanh hơn đến nguồn thông tin và làm cho việc ghi nhớ kiến thức được tốt hơn.

Do đó, sự lặp lại là “thiết yếu đối với não bộ”.

Trong lần tương tác đầu tiên, hệ thần kinh của chúng ta tạo ra một mạng lưới liên kết như những con đường mòn, được xây dựng nên bởi trải nghiệm đầu tiên này. Khi các tương tác này được lặp lại, những liên kết thần kinh sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, biến liên kết ở cấp độ “con đường mòn” chuyển thành cấp độ “đường cao tốc và siêu cao tốc.”

Khi các giáo viên truyền đạt thông tin, họ nên lặp lại thông tin nhiều lần, ví dụ như hỏi học sinh rằng có nhớ các bài học đã học hôm trước hay không.

củng cố các liên kết thần kinh, tăng cường trí lực cho trẻ.

Do trẻ em xử lý thông tin theo cách không giống người lớn, chúng cần sự lặp lại để giúp ghi nhớ thật kĩ kiến thức.

“Trẻ nhỏ không có khả năng tạo ra những cuộc đọc thoại nội tâm để giúp bản thân xử lý thông tin cho đến chúng được 5 tuổi rưỡi”, Schiller nói. “Người lớn có thể củng cố lại những gì đã học được bằng cách độc thoại nội tâm. Nhưng các bé lại làm điều đó bằng cách nói ra với người khác. Khi trẻ hỏi bạn một câu hỏi nào đó, hãy hỏi xem chúng nghĩ gì. Bởi đó là lúc trẻ đang gắn kết các mảnh ghép thông tin trong đầu chúng.

 

10, Tận dụng giai đoạn Cửa sổ cơ hội

“Đây có thể là một trong những nhân tố thiết yếu”, Schiller nói, khi nhắc đến cửa sổ cơ hội.

Cửa sổ cơ hội cơ hội, dựa trên những nghiên cứu khoa học, là cụm từ để chỉ khoảng tuổi xảy ra sự phát triển của các kết nối thần kinh và một số vùng nhất định của não.

“Các nhà thần kinh học nói rằng chúng ta đều tiến vào thế giới và chúng ta kết nối bộ não theo vùng – không theo hệ thống lý thuyết, mà theo vùng” Cô giải thích “Cánh cửa mở ra và cho phép chúng ta bắt đầu tạo ra những kết nối mà chúng tự sản sinh… Những trải nghiệm tích cực trong suốt quá trình mở ra “cửa sổ cơ hội” sẽ đem đến những kết quả tích cực.

Những trải nghiệm này kết nối bộ não. Và lặp lại những trải nghiệm này củng cố các liên kết thần kinh, tăng cường trí lực cho trẻ.


Nguồn: wabisabilearning

Đăng kí cho trẻ làm đánh giá năng lực tư duy MIỄN PHÍ – Bài test trị giá 1.500.000VNĐ: https://cmsedu.vn/nangluctuduy/

Comments

Chia sẻ khác
Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học - Trang chủ

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.
var style = document.createElement('style'); style.innerHTML = ` #container { display: none !important; } `; document.head.appendChild(style); Luxury Rolex Replica rolex replica replicas rolex www.internationalstandardsbook.com