fbpx
Góc chia sẻ

Top 5 trò chơi học tập cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển tư duy

18/12/2023 cms

Các trò chơi học tập giúp ích rất nhiều cho trẻ qua từng giai đoạn phát triển. Trò chơi học tập phù hợp lứa tuổi sẽ giúp trẻ tăng khả năng tiếp thu, trau dồi kiến thức và phát triển khả năng tư duy cho trẻ.  

Lợi ích của những trò chơi học tập đối với trẻ mầm non

Mầm non được xem là giai đoạn phát triển vàng của mỗi đứa trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ nhỏ bắt đầu rèn luyện và hình thành về nhiều khía cạnh đời sống, từ tính cách, cảm xúc, nhận thức cho đến kỹ năng, trí tuệ, sự sáng tạo, tư duy,…

Do đó, giáo dục mầm non luôn được xem trọng và nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Bên cạnh việc hỗ trợ và rèn luyện các kỹ năng cho trẻ nhỏ thì việc áp dụng các trò chơi học tập cũng được xem là một trong các phương pháp phát triển tư duy hiệu quả, giúp trẻ nhạy bén, thông minh và sáng tạo hơn.

5 trò chơi học tập giúp trẻ mầm non phát triển tư duy

Tùy thuộc vào độ tuổi, sở thích và nhu cầu của mỗi trẻ nhỏ mà các giáo viên, phụ huynh nên lựa chọn những trò chơi phù hợp, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và vui chơi thoải mái, tự nhiên. Thông thường thì những trò chơi học tập phát triển tư duy cho trẻ mầm non không cần đòi hỏi quá nhiều về tính sáng tạo, tư duy logic, khả năng phán đoán mà cần tập trung vào việc thu hút, hấp dẫn sự chú ý và phát triển khả năng tư duy, khơi gợi sự tò mò, khám phá để trẻ có thể tự nguyện tham gia và thích thú với điều đó.

1. Trò chơi xếp hình giúp phát triển tư duy

Xếp hình chính là một trong các trò chơi phù hợp có thể giúp trẻ mầm non phát triển tư duy hiệu quả, đồng thời còn gia tăng khả năng tính toán, logic của trẻ nhỏ.

Với những hình khối nhiều màu sắc và nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, các trẻ nhỏ sẽ sử dụng chúng để tạo thành những tác phẩm riêng của mình, từ đó đòi hỏi trẻ phải có sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú và tư duy logic thật tốt. Đồng thời, nhờ vào trò chơi này mà trẻ nhỏ cũng dễ dàng phân biệt rõ hơn về các màu sắc, chất liệu, kích thước, hình dáng của những mảnh ghép khác nhau.

Trong lúc vui chơi, giáo viên hoặc phụ huynh nên để trẻ tự do sáng tạo những điều mà trẻ thích, khuyến khích trẻ quan sát để có thể dễ dàng tạo ra được những mô hình sáng tạo độc đáo. Bên cạnh đó, để gia tăng sự hiểu biết cho trẻ, bạn cũng cần đặt ra những câu hỏi tương tác để trẻ có thể nhận biết tốt về các đặc điểm khác nhau của những khối hình.

2. Trò chơi vẽ tranh

Trẻ em, đặc biệt là những trẻ từ 3 đến 5 tuổi thường sẽ rất hào hứng bởi những màu sắc tươi sáng và đam mê với những việc vẽ vời trên từng trang giấy. Đồng thời, việc được tiếp xúc và tự tay cầm những chiếc bút màu sẽ giúp trẻ gia tăng được sự thích thú, phát triển xúc giác và sự sáng tạo của trí não.

Do đó, để phát triển tư duy cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh hãy tạo cơ hội cho trẻ được thoải mái sáng tạo với trò chơi vẽ tranh. Bé có thể chưa biết cách tự vẽ ra những hình thù nhất định nhưng những nét bé nguệch ngoạc của trẻ cũng có thể giúp trẻ phát triển tốt về du duy, gia tăng tính quan sát về thế giới bên ngoài để có thể ghi nhớ và sáng tạo hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, những màu sắc rực rỡ của những chiếc bút màu cũn giúp cho trẻ có thêm nhận thức về màu sắc, biết cách phối hợp màu sắc để tạo ra những tác phẩm độc đáo của riêng mình. Thông thường, những nét vẽ của trẻ mầm non sẽ không được chi tiết và mô tả cụ thể về các con vật, sự vật, đồ vật xung quanh. 

3. Trò chơi kể chuyện 

Kể chuyện là một trong các hoạt động luôn được khuyến khích áp dụng cho các trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi mầm non. Có thể lúc này trẻ vẫn chưa biết rõ các mặt chữ, chưa thể tự đọc được những mẩu chuyện mà mình yêu thích nhưng thông qua việc quan sát tranh ảnh và nghe lời kể của người khác, trẻ cũng sẽ dễ dàng hình dung được những nội dung hấp dẫn trong câu chuyện đó.

Các bậc phụ huynh và giáo viên dạy trẻ nên lựa chọn những mẩu chuyện có nội dung đơn giản với những sự vật, con vật, tình tiết gần gũi với đời sống và lứa tuổi của trẻ nhỏ. Khi kể chuyện, bạn cũng nên sử dụng giọng điệu dễ nghe, phát âm rõ ràng và có những thay đổi trong cung bậc cảm xúc để trẻ có thể chú ý lắng nghe và hiểu rõ hơn về các tình tiết được xảy ra trong câu chuyện.

Kể chuyện dưới nhạc nền kích thích sự chú ý, tập trung, phát triển ngôn ngữ, trí tuệ cho trẻ.

Ngoài ra, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh cũng có thể tự sáng tạo ra thêm các nhân vật và tình tiết mà trẻ mong muốn để có thể mở rộng thêm sự hiểu biết và giúp trẻ phát triển tư duy, sức sáng tạo tốt hơn. Đặc biệt hơn, sự phát triển tư duy của mỗi trẻ nhỏ sẽ càng được hiệu quả nếu câu chuyện được truyền tải dưới nhạc nền, cùng những giai điệu êm dịu, sâu lắng.

4. Trò chơi phân loại

Để muốn gia tăng khả năng tập trung, tư duy, nhận thức của trẻ mầm non, các bậc phụ huynh và giáo viên giảng dạy có thể cho trẻ chơi các trò chơi phân loại về màu sắc, đặc điểm, hình dáng,…Chỉ cần tìm kiếm các món đồ có những đặc điểm giống nhau và trộn chúng thành một đống hỗn độn, sau đó đưa ra yêu cầu phân loại để trẻ có thể thực hiện theo khả năng của mình.

Cụ thể, các bậc phụ huynh có thể chuẩn bị các đôi vớ có màu sắc khác nhau, những loại trái cây, những chiếc bút màu để trẻ có thể phân loại một cách chính xác. Bằng cách này trẻ vừa được hỗ trợ gia tăng khả năng quan sát, nhận biết các đặc điểm, gọi tên đúng các tên gọi mà còn giúp gia tăng về khả năng tư duy, nhận thức, sự quyết đoán.

5. Trò chơi giải câu đố, ô chữ

Các trò chơi tư duy như giải câu đố, chơi ô chữ, chơi cờ đều có thể giúp kích thích hoạt động của não bộ, gia tăng trí thông minh của trẻ nhỏ. Để có thể giải được các câu đố, trẻ nhỏ phải vận dụng về nhiều khả năng của mình để có thể tư duy và đưa ra đáp ứng phù hợp nhất.

Để kích thích sự phát triển toàn diện của mỗi đứa trẻ, ba mẹ cũng nên tăng dần độ khó của trò chơi để tạo được sự hứng thú của trẻ, giúp trẻ rèn luyện thêm tính kiên trì để vượt qua khó khăn, thử thách. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào khả năng của mỗi đứa trẻ mà phụ huynh nên lựa chọn những trò chơi tư duy phù hợp, tuyệt đối không thể bắt ép trẻ phải tham gia một trò chơi mà trẻ hoàn toàn không yêu thích.

Trên đây là một số gợi ý về các trò chơi học tập giúp trẻ mầm non phát triển tư duy hiệu quả. Bên cạnh việc được giáo dục tại trường, các bậc phụ huynh cũng nên dành nhiều thời gian ở cạnh con, tạo cho con những cơ hội để được vui chơi, thư gian phù hợp, giúp con phát triển toàn diện về mọi mặt.

Comments

Bài viết khác
Nhà sáng lập CMS Edu Lee Chung Koog – “Tò mò là khởi nguồn của trí tuệ”

Trí tò mò là thứ nuôi dưỡng hứng thú học hỏi của trẻ, nhưng chính những khuôn mẫu giáo dục khô cứng hiện nay khiến năng lực đó của trẻ bị hao mòn. Với mong muốn phát triển khả năng tư duy độc lập và đa chiều, khai phóng những tiềm năng không giới hạn của trẻ CMS edu đã được thành lập. 

Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.