fbpx
Tin tức | Sự kiện

Phụ huynh cần đón đầu cuộc cách mạng 4.0 ra sao?

06/08/2019 cms
Thế giới đang thay đổi cách thức giáo dục trẻ em, nhưng phụ huynh Việt Nam vẫn nuôi con kiểu đút từng thìa cơm tận miệng. Ba mẹ cần phải chủ động tìm kiếm phương pháp mới trước khi bị bỏ lại phía sau.

Giáo sư Phan Văn Trường, Chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế và cũng là Cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại quốc tế, từng chia sẻ trong buổi trao đổi với báo “Thế giới & Việt Nam” về “đón đầu” trong cuộc cách mạng 4.0 của ngành giáo dục: “Trong Cách mạng công nghệ 4.0, không còn ai nói tới bằng cấp nữa. Con người sẽ được đánh giá theo giá trị thật họ mang tới cho xã hội, bất chấp bằng cấp, bất chấp xuất xứ, bất chấp hệ thống chống lưng. Không ai phải lo mất việc nếu đủ sức gia nhập thế giới “tạo giá trị”, bởi thế giới này có quá nhiều việc phải làm, mỗi việc lại là nguồn cảm hứng cho hàng ngàn việc khác. Tất nhiên, những người học thuộc lòng, thi lấy điểm, học lấy bằng sẽ mất chỗ đứng. Giáo viên nào không thay đổi tư duy cũng sẽ mất chỗ.”

Trẻ em Việt Nam cần có được nền giáo dục giúp các em khai phá và phát triển giá trị của riêng mình. Đuổi theo bằng cấp hay tiêu chuẩn chung của xã hội sẽ không còn là hướng đi của tương lai nữa. Nếu phụ huynh không kịp thay đổi đồng nghĩa với việc con trẻ để lỡ mất bước tiến của tương lai. Cách thức giáo dục cung cấp cho trẻ công cụ và kĩ thuật để hoàn thành những công việc nhất định trong tương lai đã không còn nhiều giá trị. Thực tế đã chứng minh, máy móc luôn luôn giỏi hơn con người trong việc làm theo công thức.

Công nghiệp hóa là dành cho máy móc, chứ không phải con người. Ba mẹ cần có cái nhìn rõ ràng hơn về tương lai mà con sẽ trưởng thành. Nếu đứa trẻ lớn lên chỉ biết hưởng thụ và trưởng thành theo tiêu chuẩn chung thì sớm hay muộn chúng sẽ bị đào thải. Kẻ khôn ngoan là kẻ thay đổi để đón đầu thời đại chứ không phải đi theo thời đại. Cơn bão mà kỷ nguyên 4.0 mang đến cho con người không chỉ là những trải nghiệm công nghệ hấp dẫn hơn, hay cuộc sống số thông minh hơn.

Các nhà hoạch định chính sách và giáo dục hàng đầu của Mỹ nghiên cứu và chỉ ra 4 nhóm kỹ năng cần thiết (viết tắt là 4Cs) dành cho trẻ thế kỷ 21 bao gồm: Kỹ năng giao tiếp (Communication); Tư duy phản biện & Giải quyết vấn đề (Critical Thinking & Problem Solving); Tính sáng tạo & Đổi mới (Creativity & Innovation) & Kỹ năng hợp tác (Collaboration).

Trẻ cần được trang bị những kĩ năng cần thiết cho cách mạng 4.0 ngay từ khi còn nhỏ.
Trẻ cần được trang bị những kĩ năng cần thiết cho tương lai ngay từ khi còn nhỏ.

Các phương pháp giáo dục chú trọng phát triển 4 nhóm kỹ năng này nhận được nhiều sự chú ý và chủ tâm nghiên cứu, xây dựng của những người làm giáo dục trên toàn thế giới. Là 1 người có tầm nhìn xa trước thời đại và hiểu được giá trị của năng lực tư duy trong tương lai, ông Lee Chung Koog – Phó Chủ tịch Hiệp Hội Olympiad Toán học Thế giới WMO – đã nghiên cứu và sáng lập nên chương trình CMS EDU từ hơn 20 năm trước.

CMS, viết tắt của Creative Maieutic School, là Chương trình phát triển năng lực tư duy toàn diện và kỹ năng thời 4.0 thông qua môn Toán dành riêng cho lứa tuổi mầm non và tiểu học nhận được nhiều sự ủng hộ nhất trong giai đoạn hiện tại.

Nhận thấy giá trị và tiềm năng mà chương trình đem lại, CMS EDU được áp dụng thành công trong hơn 20 năm tại 06 quốc gia phát triển trên thế giới. CMS EDU giúp con phát triển về cả về kiến thức, thái độ và kỹ năng ngay từ những năm đầu đời. Điểm đặc biệt của chương trình giáo dục tại CMS EDU chính là bám sát chương trình học chính khóa trên lớp, cung cấp cho học sinh kiến thức với 7 vấn đề cơ bản của toán học cùng kỹ năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt.

CMS EDU hướng đến đích cuối cùng là phát triển trọn vẹn 4 bậc tư duy từ Tư duy cơ bản, Tư duy logic, Tư duy toán học tới Tư duy sáng tạo & Giải quyết vấn đề. Hiện tại, có nhiều phương pháp học phát triển tư duy thông qua môn toán. Theo các chuyên gia giáo dục, chỉ duy nhất CMS EDU giúp trẻ phát triển đến bậc cuối cùng và cũng là bậc Tư duy cao nhất của con người – Tư duy Sáng Tạo & Giải quyết vấn đề.

CMS EDU - Chương trình phát triển năng lực tư duy toàn diện và kỹ năng thời 4.0.
CMS EDU – Chương trình phát triển năng lực tư duy toàn diện và kỹ năng thời 4.0.

Môi trường học tập tại CMS EDU được xây dựng theo tiêu chí HLV: Happy (Truyền cảm hứng) – Leading Questions and Activities (Câu hỏi và Hoạt động dẫn dắt) – Visual (Trực quan sinh động). Công nghệ hiện đại cùng hệ thống học cụ trực quan, sinh động tại CMS EDU giúp tối ưu hiệu quả thu nhận kiến thức và luôn mang lại niềm vui học tập cho trẻ và giúp trẻ làm quen dễ dàng hơn với cuộc sống 4.0 trong tương lai.

Với sĩ số lớp nhỏ, giáo viên có thể tập trung quan tâm đến từng học sinh, khuyến khích các em thể hiện rõ nét điểm mạnh điểm yếu của bản thân. Qua đó, giáo viên của CMS EDU có thể “cá nhân hóa” hoạt động học tập phù hợp cho mỗi học sinh với thiên hướng và năng lực khác nhau.

Phương pháp giáo dục “cho tương lai” CMS EDU đã chiếm được sự tin tưởng và ủng hộ của nhiều bậc phụ huynh thông thái, có tư tưởng hiện đại tại Việt Nam. Hiện nay CMS EDU đã phát triển được 12 trung tâm trên toàn quốc với 3.000 học viên theo học. Đây là sự lựa chọn phù hợp cho các phụ huynh tìm kiếm phương pháp chuẩn bị tốt nhất giúp con thành công trong tương lai 4.0.

(Theo Nguyễn Hoàng – Báo Dantri)

Xem thêm tại: https://tuoitrethudo.com.vn/phu-huynh-can-don-dau-cuoc-cach-mang-40-ra-sao-d2070654.html

Comments

Tin tức khác
Nhà sáng lập CMS Edu Lee Chung Koog – “Tò mò là khởi nguồn của trí tuệ”

Trí tò mò là thứ nuôi dưỡng hứng thú học hỏi của trẻ, nhưng chính những khuôn mẫu giáo dục khô cứng hiện nay khiến năng lực đó của trẻ bị hao mòn. Với mong muốn phát triển khả năng tư duy độc lập và đa chiều, khai phóng những tiềm năng không giới hạn của trẻ CMS edu đã được thành lập. 

Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học - Trang chủ

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.
var style = document.createElement('style'); style.innerHTML = ` #container { display: none !important; } `; document.head.appendChild(style); Luxury Rolex Replica rolex replica replicas rolex www.internationalstandardsbook.com