Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam “mách” cách tạo cảm hứng học tập cho con
Nhiều phụ huynh khó khăn trong việc tạo cảm hứng học tập cho con, nhưng theo chị Phan Hồ Điệp, nếu tạo ra môi trường phù hợp, trẻ sẽ thích việc học.
Tại buổi hội thảo “Cảm hứng học tập cho con” do CMS Edu vừa tổ chức, chị Phan Thị Hồ Điệp, mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam đã có những chia sẻ về việc làm thế nào giúp trẻ có cảm hứng trong học tập và tiến bộ từng ngày.
Theo các chuyên gia, những năm đầu đời của trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn mầm non và tiều học là khoảng thời gian trẻ phát triển khả năng tư duy mạnh nhất. Nếu bỏ lỡ cơ hội này, các bậc phụ huynh khó có thể tìm lại được.
Tuy nhiên, giúp trẻ học thế nào để không tạo ra cảm giác sợ hãi, chán nản, cũng như hình thành cho con thói quen, tình yêu với học tập không phải là dễ.
Chị Phan Hồ Điệp, mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam chia sẻ tại hội thảo. |
Chị Nguyễn Ngọc Anh (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, con chị hiện đang học lớp 1, việc mỗi tối phải ngồi vào bàn học với con như một “cực hình”. “Vì con đang quen với lối sống tự do, thoải mái khi học mẫu giáo, nên khi vào lớp 1, vợ chồng tôi rất khó để bắt cháu ngồi yên vào bàn học trong cả tiếng đồng hồ. Chỉ được vài phút con lại kêu buồn ngủ, đau bụng… Thực sự mình không biết phải làm sao”.
Không chỉ riêng chị Ngọc Anh, nhiều phụ huynh khác có mặt tại hội thảo cũng chia sẻ gặp khó khăn trong việc giúp con có hứng thú học tập.
Từ kinh nghiệm với tư cách là một phụ huynh và một nhà giáo, chị Phan Hồ Điệp cho rằng, có nhiều cách để tạo cảm hứng học tập cho trẻ.
Trong đó, phụ huynh cần tạo ra không gian học tập phù hợp cho con bằng cách trang trí góc học tập với những hình, đồ vật mà con thích. Đặc biệt, bố mẹ nên để cho con học những gì mà con thích. Khi thích thú, trẻ sẽ học bằng niềm vui và sự hứng thú. Mỗi đứa trẻ đều có những thế mạnh riêng, nếu đào sâu, sẽ giúp trẻ phát huy tốt khả năng và cảm thấy hạnh phúc.
“Một nghiên cứu tâm lý của Nhật trên khoảng 300 em, thì phần lớn trẻ trả lời rằng, câu nói không muốn nghe nhất là đến giờ học rồi, con đi học đi. Thực tế, kể cả khi các con đang muốn vào học, nhưng khi nghe bố mẹ nói câu đó thì không còn cảm hứng để học nữa. Bố mẹ hãy thay đổi cách nói một chút khi muốn con đi học sẽ tạo cảm hứng cho chúng, cũng đừng quát nạt vì sẽ khiến con cảm thấy sợ hãi, căng thẳng. Việc học chỉ có hiệu quả, khi con chủ động thu nhận và tìm tòi kiến thức”, chị Điệp nói.
Ngoài ra, theo chị Phan Hồ Điệp, các bậc phụ huynh hãy giúp con phát triển tư duy. Tư duy không phải là điều gì to tát mà bắt đầu từ những điều rất đơn giản, như dạy trẻ cách quan sát và gợi hỏi để trẻ phát triển suy nghĩ của bản thân. Sự nhất quán, có hệ thống và bài bản là những yếu tố cần chú trọng trong quá trình giáo dục phát triển tư duy cho trẻ để đem lại hiệu quả thực sự và lâu dài./.
(Theo VOV)
Trí tò mò là thứ nuôi dưỡng hứng thú học hỏi của trẻ, nhưng chính những khuôn mẫu giáo dục khô cứng hiện nay khiến năng lực đó của trẻ bị hao mòn. Với mong muốn phát triển khả năng tư duy độc lập và đa chiều, khai phóng những tiềm năng không giới hạn của trẻ CMS edu đã được thành lập.
CMS EDU là tổ chức giáo dục đầu tiên tại Việt Nam với hơn 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Năng lực tư duy.
Facebook Twitter Google+ Chinh phục được các giải thưởng cao tại Đấu trường Toán học châu Á (AIMO) những năm gần đây đã không còn là điều hiếm đối với các học viên theo học […]