6 cách phát triển chỉ số cảm xúc (EQ) cho bé
Chắc hẳn hàng ngày bố mẹ vẫn thấy cảm xúc của con thường thay đổi rất nhanh, có khi chạy khắp nhà một cách vui sướng nhưng ngay sau đó có thể phẫn nộ, la hét. Đó chính là cơ hội để cha mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng của trí thông minh cảm xúc (EQ). Và môi trường gia đình là nơi đầu tiên và tốt nhất để dạy cho trẻ những bài học này.
Nhà Tâm lý học John Gottman viết trong cuốn sách “Nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc cho trẻ” rằng: Khi cha mẹ giúp trẻ phát triển và kiểm soát được những cảm xúc như tức giận, thất vọng, lo âu…, đó là lúc cha mẹ phát triển trí thông minh cảm xúc cho trẻ. Và ông đã đưa ra 5 cách để cha mẹ “Huấn luyện cảm xúc” cho trẻ.
1.Lắng nghe thấu cảm
Tập trung vào điều trẻ nói để hiểu điều trẻ đang cảm nhận, sau đó hãy chia sẻ với trẻ.
Ví dụ: Khi nghi ngờ trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, hãy hỏi trẻ “Điều gì sẽ xảy ra đây con?”. Nếu đúng trẻ đang có cảm giác bị bỏ rơi, hãy nói: “Con đúng, mẹ đã thực sự bận với em con nên không có thời gian để quan tâm tới con”.
2. Giúp trẻ đặt tên cảm xúc
Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ xây dựng vốn từ vựng cảm xúc bằng cách ghép những biểu hiện cảm xúc của trẻ bằng ngôn ngữ.
Ví dụ: Trẻ thất vọng khi không tìm thấy đồ chơi, hãy nói “Con cảm thấy buồn vì điều đó đúng không?”.
3. Kèm cặp cảm xúc của trẻ
Bởi trẻ có cách cư xử lỗ mãng như vậy một phần do thiếu sự kèm cặp, bảo ban của cha mẹ chúng.
Ví dụ: “Khi gặp một người đang đau khổ vì hoàn cảnh của họ hoặc gặp một chuyện buồn như đám hiếu chẳng hạn, hãy dặn trẻ cách bày tỏ sự thông cảm, không nên cười cợt vô tư”.
4. Giúp con kiềm chế cơn tức giận
Để làm được điều này thực sự vô cùng khó, ngay cả nhiều người lớn cũng không có kĩ năng này. Chính vì vậy bố mẹ hãy dạy trẻ tập dần dần.
Ví dụ: Để kiểm soát cơn tức giận, hãy bảo trẻ đếm từ 1-10 và thở sâu, điều này giúp trẻ vượt qua được cảm xúc nóng giận, không dẫn tới những hành vi thiếu kiềm chế.
5. Sử dụng xung đột để dạy kỹ năng giải quyết vấn đề
Bố mẹ luôn luôn đặt cho trẻ những giới hạn và hướng trẻ tới một giải pháp.
Ví dụ: “Mẹ biết con rất tức giận khi chị Lan làm hỏng đồ chơi, nhưng con không thể đánh chị ấy. Con có thể làm được gì khác khi con tức giận không?”.
Facebook Twitter Google+ Các trò chơi học tập giúp ích rất nhiều cho trẻ qua từng giai đoạn phát triển. Trò chơi học tập phù hợp lứa tuổi sẽ giúp trẻ tăng khả năng tiếp […]
Facebook Twitter Google+ Trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, việc khơi dậy và phát triển trí thông minh đóng vai trò then chốt. Một phương pháp giáo dục hiệu quả để thúc đẩy […]
Trí tò mò là thứ nuôi dưỡng hứng thú học hỏi của trẻ, nhưng chính những khuôn mẫu giáo dục khô cứng hiện nay khiến năng lực đó của trẻ bị hao mòn. Với mong muốn phát triển khả năng tư duy độc lập và đa chiều, khai phóng những tiềm năng không giới hạn của trẻ CMS edu đã được thành lập.