fbpx
Tin tức | Sự kiện

Siêu nhận thức – Kĩ năng tư duy giúp trẻ thành công cha mẹ chưa biết

10/12/2019 cms
Siêu nhận thức (hay metacognition) – cụm từ cũ người mới ta trong giáo dục – là kĩ năng đặc biệt giúp học sinh đi từ câu khẳng định “Con không làm được” đến câu hỏi “Làm sao để con làm được điều đó?”. Vậy làm sao để phát triển kĩ năng siêu nhận thức cho trẻ?

Khi gặp phải vấn đề khó khăn như làm một bài Toán khó hay viết một bài văn mới mà không có mẫu hoặc một tình huống ứng xử trong cuộc sống, nhiều trẻ sẽ đáp lại bằng một câu nói “Con không làm được.”.

Trẻ thiếu đi thói quen chủ động tư duy và lao vào giải quyết vấn đề. Thay vào đó, từ bỏ và không hợp tác là cách trẻ chọn. Điều này thường xảy ra khi trẻ được tiếp nhận cách thức giáo dục chỉ chú trọng vào kết quả của vấn đề mà không phải là quá trình tư duy để giải quyết vấn đề.

Đây sẽ là “hòn đá” ngáng chân trên con đường trẻ đi đến thành công trong tương lai. Bởi lẽ, có đôi khi kết quả cuối cùng không quan trọng bằng những điều trẻ gặt hái được trên con đường đạt được kết quả ấy.

Và thậm chí có những thành công khác còn tốt đẹp đang nằm ở một ngã rẽ nào đó, nhưng nếu như trẻ còn chưa bước lên con đường thì sẽ không bao giờ có khả năng đạt được.

 Trẻ cần được tự mình trải nghiệm, khám phá thay để hiểu và ghi nhớ hiệu quả
Trẻ cần được tự mình trải nghiệm, khám phá thay để hiểu và ghi nhớ hiệu quả

Trong cuốn Play and Development: A Symposium (Vui chơi và Phát triển: Thảo luận khoa học), Jean Piaget – nhà tâm lý học và triết học người Thụy Sĩ có viết: “Trẻ nhỏ nên được tự mình thử nghiệm và tự mình nghiên cứu.

Giáo viên có thể hướng dẫn bằng cách cung cấp những tư liệu phù hợp, nhưng mục tiêu cuối cùng phải là để cho học sinh hiểu được 1 điều gì đó. Trẻ phải tự mình hình thành nên nó, phải tự mình tạo ra nó.

Mỗi khi chúng ta dạy cho trẻ 1 điều, chúng ta lấy đi của trẻ cơ hội để tự mình tạo nên điều gì đó. Ngược lại, nếu để cho trẻ có cơ hội tự nghiên cứu, những điều khám phá ra trong quá trình đó sẽ đi theo trẻ, khắc sâu trong tâm trí cho đến suốt cuộc đời.”.

Nhiều chuyên gia giáo dục trên thế giới đồng ý rằng Siêu nhận thức là 1 kỹ năng cần thiết đối với mỗi cá nhân và cần phát triển sớm ngay từ khi còn nhỏ.

Theo định nghĩa, siêu nhận thức là kĩ năng mà một người hiểu biết về kiến thức và năng lực tư duy của chính mình; đồng thời chủ động theo dõi và đánh giá quá trình nhận thức của bản thân; cũng như nỗ lực điều chỉnh quá trình nhận thức khi cần thiết để giải quyết được vấn đề.

Ngay từ đầu, trẻ có thể không tự làm được điều này mà cần sự hỗ trợ của các giáo viên thông qua việc gợi ý hay đặt câu hỏi. Và phương pháp cổ điển và dễ dàng áp dụng nhất chính là phương pháp gợi hỏi hay còn gọi là Maieutic.

Ví dụ, khi yêu cầu trẻ giải quyết 1 đề bài là tính các góc của 1 hình đa giác đều có 2019 cạnh. Phản ứng của trẻ sẽ là “Con không làm được” khi nghe thấy con số 2019 khổng lồ kia.

Nhưng giáo viên có thể đi từ kiến thức mà trẻ biết đó là “Con còn nhớ tam giác đều có các góc bằng bao nhiêu không?”, “Vậy điểm chung giữa chúng là gì?” để định hướng trẻ lập ra một công thức.

Và khi đã có kết quả rồi, giáo viên có thể hỏi tiếp “Liệu có còn cách nào khác để giải bài toán này không?” hay “Còn cách giải thích nào khác hiệu quả hơn không?”.

 Gợi hỏi để kích thích tư duy và khuyến khích trẻ có nhận thức về quá trình tư duy của mình
Gợi hỏi để kích thích tư duy và khuyến khích trẻ có nhận thức về quá trình tư duy của mình

Hiện ở Việt Nam còn ít chương trình giáo dục làm được điều này bởi yêu cầu cấp thiết của nhiều phụ huynh là nhìn thấy thành quả nhanh chóng như con thuộc công thức, giải bài nhanh, tính toán giỏi.

Nhưng những kĩ năng bề ngoài này sẽ sớm trở nên lạc hậu và không thể là “ưu thế” của trẻ trong tương lai 4.0, nơi siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo trở nên phổ biến.

Chỉ có siêu nhận thức hay năng lực tư duy sáng tạo mới có thể thành yếu tố tiên quyết giúp trẻ thành công và vượt qua mọi thách thức trong tương lai mà ngay bây giờ chúng ta còn chưa thể tưởng tượng ra được.

Ghi nhận tại một Hệ thống trung tâm giáo dục theo bản quyền Hàn Quốc uy tín tại Việt Nam hiện nay, hệ thống này đã rất thành công trong việc phát triển tư duy sáng tạo cũng như khả năng siêu nhận thức cho trẻ thông qua môn Toán lấy phương pháp Maieutic làm kim chỉ nam.

Hệ thống áp dụng chương trình giáo dục đã có lịch sử hơn 20 năm và thành công tại nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới.

 Đa dạng hóa các trải nghiệm trong lớp học giúp phát triển năng lực tư duy toàn diện
Đa dạng hóa các trải nghiệm trong lớp học giúp phát triển năng lực tư duy toàn diện

Thông qua các câu chuyện, hoạt động xoay quanh kiến thức và kĩ năng toán học một cách vui vẻ, chương trình hướng đến đích cuối cùng là phát triển trọn vẹn 4 bậc tư duy từ Tư duy cơ bản, Tư duy logic, Tư duy toán học tới Tư duy sáng tạo & Giải quyết vấn đề cho trẻ mầm non và tiểu học.

Ngoài ra, công nghệ hiện đại cùng hệ thống học cụ trực quan, sinh động được thiết kế chuyên biệt tại hệ thống trung tâm cũng giúp tối ưu hiệu quả thu nhận kiến thức và luôn mang lại niềm vui học tập cho trẻ.

Trên hết, việc lựa chọn được phương pháp đúng, trung tâm uy tín và có cách tiếp cận tiên tiến trong phát triển tư duy là điều hết sức khẩn thiết.

Các phụ huynh cần thận trọng cân nhắc lựa chọn một phương pháp giáo dục cho con trong độ tuổi mầm non và tiểu học.

Thực sự phát triển được năng lực tư duy cho con phải là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc để đưa ra lựa chọn hợp lý và đúng đắn.

(Theo báo Gia đình mới)

Comments

Tin tức khác
Nhà sáng lập CMS Edu Lee Chung Koog – “Tò mò là khởi nguồn của trí tuệ”

Trí tò mò là thứ nuôi dưỡng hứng thú học hỏi của trẻ, nhưng chính những khuôn mẫu giáo dục khô cứng hiện nay khiến năng lực đó của trẻ bị hao mòn. Với mong muốn phát triển khả năng tư duy độc lập và đa chiều, khai phóng những tiềm năng không giới hạn của trẻ CMS edu đã được thành lập. 

Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học - Trang chủ

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được giữ bảo mật.
var style = document.createElement('style'); style.innerHTML = ` #container { display: none !important; } `; document.head.appendChild(style); Luxury Rolex Replica rolex replica replicas rolex www.internationalstandardsbook.com